Hình thành thói quen tiết kiệm cho trẻ là việc làm mà các bậc phụ huynh nên dạy các em từ khi còn bé. Khi các em có kiến thức tài chính cho bản thân như vậy sẽ tạo tính tự lập giúp các em trưởng thành hơn. Bạn càng sớm dạy các em tiết kiệm tiền, thì khi các em lớn bạn sẽ không còn phải lo lắng về cách chi tiêu của con mình.
Dạy trẻ kiến thức quản lý về tài chính
Đối với trẻ em ở độ tuổi khác nhau chúng sẽ có cách hiểu riêng về tiền bạc, bạn nên dạy trẻ kiến thức về tài chính càng sớm càng tốt, nhiều phụ huynh đợi cho trẻ đến tầm 13, 14 tuổi mới cho các em tiếp cận về tiền bạc họ cho rằng nếu trẻ biết sớm quá sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của bé sẽ không hồn nhiên được nữa.
Thế nhưng điều đó hoàn toàn sai, hãy cho chúng biết rằng giá trị của đồng tiền quan trọng thế nào. Các bậc phụ huynh nên tâm sự với trẻ nhiều hơn, dạy kiến thức qua bài học hay lúc vui chơi giải trí ngay từ khi còn bé để tạo thói quen chi tiêu phù hợp. Bạn có thể chia sẻ cho các em những kiến thức quản lý về tiền bạc hay dạy bé cách tiết kiệm tiền. Như vậy cũng có thể hình thành trong đầu các em sự tư duy tiền bạc từ sớm.
Hình thành thói quen tiết kiệm cho bé
Dù là ai và đang ở độ tuổi nào đi chăng nữa tất cả chúng ta đều phải tiết kiệm tiền. Hãy cho con bạn biết tiết kiệm quan trọng như thế nào, khi trẻ muốn mua một thứ gì đó đắt tiền hãy để bé thấy nếu mua món đồ đó thì có quan trọng với các em không và nếu mua thì phần tiền mà các em tiết kiệm còn lại là bao nhiêu và nhìn lại bé phải mất bao lâu để tiết kiệm được số tiền đó.
Bố mẹ có thể mua cho bé một con heo đất để bé nuôi nó, dạy bé tích lũy tiền bạc của mình hàng ngày bằng việc cho heo ăn hoặc trong những dịp lễ tết thường sẽ có tiền mừng tuổi hay được bố mẹ cho tiền tiêu vặt… mỗi ngày hãy nhắc nhở bé tạo thói quen bỏ ống tiết kiệm. Và đừng quên giải thích ý nghĩa của việc nuôi heo, nó sẽ giúp các em thực hiện mục tiêu của mình, tự mua được món đồ mình thích mà không phải xin tiền cha mẹ.
Trong quá trình nuôi heo đôi khi có lúc nản chí tuy nhiên hãy động viên và chỉ ra cho bé niềm vui nếu con heo này được “vỗ béo” thì khi đập ra sẽ nhận được số tiền to như nào.
Hãy theo sát chỉ dẫn bé lên kế hoạch chi tiêu cho số tiền khi được đập ra nữa nhé.
Thưởng cho sự nỗ lực của trẻ
Để trẻ biết được giá trị của tiền bạc và cách tiêu tiền sao cho tiết kiệm có ý nghĩa quan trọng đối với tương lai của các em và đối với xã hội ngày nay. Đây là bước đi đầu tiên giúp các em có kiến thức, là hành trang bước vào đời để tạo nhân cách tốt cho trẻ sau này.
Sự nỗ lực học học tập cũng như cân bằng chi tiêu tài chính của các em cũng là cả một quá trình nên hãy tạo ra phần thưởng xứng đáng cho sự cố gắng đó. Bạn có thể dành tặng cho các em một món quà, tiền mặt hay những chuyến vui chơi giải trí để khích lệ tinh thần các em. Thưởng cho sự tiết kiệm của trẻ là cách mà tạo niềm vui cho con mình hơn nữa để các em cố gắng hơn có động lực tìm hiểu sâu sắc hơn về việc tiết kiệm.
Tạo điều kiện cho bé kiếm tiền
Vào những đợt nghỉ hè hay những lúc rảnh rỗi hãy tạo điều kiện cho các em có cơ hội để kiếm thêm nguồn chi tiêu cho bản thân mình, như vậy sẽ giúp các em hiểu được giá trị của đồng tiền và phải nỗ lực để kiếm được nó. Hãy bắt đầu với việc giao cho các em những công việc nhà phù hợp với lứa tuổi, chia các công việc ra theo từng tuần, từng ngày và thưởng cho các em sau khi công việc được hoàn thành. Cùng với đó hãy tạo thêm các khoản thưởng để trẻ có động lực kiếm nhiều tiền hơn.
Nêu gương tiết kiệm cho trẻ
Trẻ con thường hay có thói quen nhìn những người xung quanh và chúng sẽ bắt chước theo, bởi thế muốn hình thành đức tính tiết kiệm cho bé từ sớm bố mẹ hãy là một tấm gương cho bé học tập, hãy ngừng những việc mua sắm không cần thiết và chi tiêu tiết kiệm hơn, hãy cho trẻ biết tiền không phải là tài nguyên vô hạn không thể tiêu phung phí đáp ứng sở thích của bản thân lúc nào cũng được.
Dạy trẻ kiến thức về thẻ tín dụng
Hiện nay thẻ tín dụng đã quá phổ biến đối với mọi người và ở Việt Nam cũng vậy, việc dạy trẻ chi tiêu và hiểu biết về thẻ tín dụng là rất quan trọng. Với các em ở độ tuổi 13-19 tuổi tuy các em biết sự tồn tại của thẻ tín dụng là rất tiện lợi có thể mua được những thứ mình muốn và trả tiền sau. Thế nhưng các em sẽ không hiểu hết được rằng mình sẽ phải chịu hao tốn rất nhiều khi sử dụng thẻ, nếu tiêu xài quá tay thì có thể sẽ dẫn đến nợ xấu.
Thẳng thắn về tình hình kinh tế của gia đình
Hầu hết các bậc phụ huynh đều ái ngại nói tình hình kinh tế nhà mình bởi sợ các em sẽ lo lắng và không còn vui vẻ hồn nhiên của độ tuổi học sinh nữa. Thế nhưng nếu không để các bé biết về tình hình kinh tế nhà mình thì các em sẽ luôn đòi hỏi mua cho mình thứ mình muốn. Hãy thẳng thắn về tình trạng kinh tế của gia đình để các em có tư tưởng sống cuộc sống thực tế hơn, khiêm tốn hơn khi chi tiêu tiền bạc.
Khi các em đòi mua một món quà nào đó hãy cho bé biết ngân sách nhà mình không cho phép, bố mẹ đã nỗ lực ra sao để kiếm được đồng tiền mà vẫn cố gắng mua cho em những món đồ không cần thiết như vậy.
Điều quan trọng hơn hết trong việc giáo dục đức tính tiết kiệm của trẻ nhỏ là sự đồng hành của cha mẹ, bạn càng sớm dạy bé cách tiết kiệm trong cuộc sống thì càng giúp bé hiểu biết và trưởng thành hơn. Hãy luôn đồng hành và làm gương con trẻ bạn nhé.
Xem thêm: 10 cách tiết kiệm tiền bạc hiệu quả cho học sinh
Bài viết được thực hiện bởi Thoidaidautu.vn