Để thực hiện dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt là đam mê của rất nhiều người. Không chỉ bán bánh ngọt, quán trà sữa, quán cafe hay bánh online,… nói chung để kinh doanh thành công cần phải có một kế hoạch hoàn hảo và kỹ lưỡng tạo ra thu nhập. Hôm nay Thoidaidautu.vn sẽ tổng hợp các kế hoạch dự án kinh doanh tiệm bánh cho những bạn nào có niềm đam mê với mô hình này nhé.
Các bước lập dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Chuẩn bị vốn
Bạn cần bao nhiêu vốn để bắt đầu dự án làm bánh? Điều này sẽ phụ thuộc vào mô hình bạn muốn mở kinh doanh là lớn hay nhỏ, bạn bán mang về cho khách hay cho khách ngồi lại thưởng thức.
Nguồn vốn được dùng để thuê mặt bằng, mua nguyên vật liệu, đồ dùng nhà bếp, bán hàng, nội thất, chi phí quảng cáo và các chi phí hàng tháng khác (như tiền điện, nước, Internet, điện thoại, …), có thể ước tính vào khoảng 50-100 triệu đồng. Ngoài ra bạn cũng nên chuẩn bị đủ vốn hoạt động trong vài tuần đầu tiên trước khi dựa vào dòng tiền từ việc bán hàng.
Nghiên cứu thị trường và khách hàng tiềm năng
Nhu cầu thị trường
Để lập kế hoạch kinh doanh bánh ngọt trực tuyến hoặc ngoại tuyến, bạn cần xem có cửa hàng bánh ngọt nào gần nơi bạn định mở hay không? Mô hình kinh doanh là gì? Có những loại bánh nào? Giá ra sao? Có nhiều khách hàng không? Khi bạn đã nắm được những yếu tố đó rồi thì bạn sẽ quyết định xem mình muốn mở cửa hàng theo hướng nào. Bạn có thể liên hệ với những người có kinh nghiệm hoặc những người thân thiết với bạn đã có kinh nghiệm mở cửa hàng.
Khách hàng tiềm năng
Có 3 loại nhóm khách hàng: giới trẻ – những người có thu nhập ổn định, những người kiêng ăn đồ ngọt và những khách hàng nước ngoài. Từ đây, bạn có thể định hướng và lên kế hoạch quảng cáo sản phẩm của mình một cách có mục tiêu. Nếu mục tiêu khách hàng của bạn là giới trẻ, bạn nên mở một tiệm bánh ngọt với nhiều màu sắc, bắt mắt, các loại bánh phong phú, đa dạng thêm vào đó hãy bán kèm nước giải khát hoặc trà sữa. Còn định hướng là những người ăn kiêng đồ ngọt hay là những dân văn phòng thì cần những loại bánh ít chất béo, ít ngũ cốc, hamburger, pizza, hot dog, sandwich,…
Địa điểm và mặt bằng kinh doanh
Địa điểm là yếu tố rất quan trọng và cần thiết đối với bất kỳ sản phẩm nào cũng cần có vị trí kinh doanh thuận lợi. Vì vậy, kinh nghiệm mở cửa hàng bánh ngọt là nên mở ở những nơi đông dân cư, thuận tiện cho việc đi lại và mặt bằng kinh doanh cũng phải rộng thoáng đãng với diện tích từ 100m2 để có thể xây dựng khu riêng cho việc làm bánh, khu bán hàng, khu trưng bày sản phẩm và khu ăn uống ngay tại quán.
Lựa chọn và tìm mua nguyên liệu
Khi kinh doanh bánh ngọt, việc tìm mua nguồn nguyên liệu cần đảm bảo, đủ tiêu chuẩn là rất quan trọng, vì có như vậy bánh mới ra lò vẫn giữ được đúng hương vị. Đặc biệt nếu bạn thêm quầy kem cho hàng bánh của mình thêm phong phú thì đòi hỏi nguyên liệu phải khắt khe hơn, vì bánh được sử dụng trong thời gian ngắn và dễ bị hỏng. Bạn cũng nên tận dụng các sản phẩm liên quan như sữa, nước ép trái cây, đồ ăn nhanh, kem, cà phê, v.v. …
Trang thiết bị
Về trang thiết bị, hãy trang bị cho mình những thiết bị hiện đại nhất để đảm bảo được chất lượng của sản phẩm. Một số thiết bị cần có để phục vụ cho cửa hàng như:
- Máy trộn bột: Nếu bạn có một tiệm bánh vừa hoặc nhỏ, bạn có thể nhào bột bằng tay, nhưng nếu mở rộng mô hình kinh doanh hơn thì bạn nên sắm cho mình một máy trộn bột để đảm bảo được công suất thực hiện.
- Lò nướng bánh: thiết bị không thể thiếu trong cửa hàng bánh ngọt và tùy vào năng suất để lựa chọn số khay phù hợp.
- Tủ kính trưng bày sản phẩm: Việc làm bánh hay nhập bánh từ nơi khác về bán thì việc lựa chọn không gian phù hợp, và tủ phải được thiết kế sao cho bắt mắt, chống ẩm mốc, đạt chuẩn về độ ẩm, độ lưu lượng thích hợp để giữ cho bánh chống hỏng, mất đi chất lượng của sản phẩm.
- Hệ thống thông khí: Kinh nghiệm mở cửa hàng bánh ngọt cho thấy, bất kỳ mở cửa hàng kinh doanh đồ ăn nào cũng cần chuẩn bị hệ thống thông khí đảm bảo chất lượng của món ăn. Đặc biệt là hệ thống này sẽ giúp bạn giữ khô thoáng và chống bọ bay vào bánh.
- Bàn ghế và đồ trang trí: Bàn ghế cho khách phải thoải mái vì khi dùng bánh, điều quan tâm hàng đầu của khách hàng là tâm lý thưởng thức. Không gian cửa hàng nên trang trí bằng những gam màu nhẹ nhàng, đơn giản để tạo sự ấm cúng và dễ chịu, đồ trang trí bắt mắt để tạo ấn tượng với khách.
Chiến lược marketing
Kế hoạch marketing cho tiệm bánh bạn có thể triển khai gồm:
- Phát tờ rơi quảng cáo tại các nơi đông đúc như trường học, các công ty và những người xung quanh đó
- Quảng cáo bằng cách treo băng rôn trên các tuyến đường chính
- Quảng cáo thông qua mạng xã hội
Một vài mô hình kinh doanh bánh ngọt phổ biến hiện nay
Tiệm bánh ngọt nhỏ
Với quy mô chưa đủ lớn để phát triển như các hãng bánh như Tour Les Jour, ABC Bakery, Paris Gautex,…Ngoài việc chi trả cho mặt bằng nhỏ bạn có thể tận dụng bàn ghế và các vật dụng thanh lý cũ để giảm thiểu chi phí phát sinh.
Nếu không đủ vốn để mua lại mặt bằng, bạn nên cân nhắc việc thuê mặt bằng theo tháng, mặc dù điều này có nhiều nhược điểm. Nhìn chung, bạn muốn phát triển kinh doanh sớm để có lãi thì đây là cách nhanh nhất bạn cần phải quan tâm, tìm hiểu kỹ về cơ sở và hãy trao đổi rõ ràng với người ký kết để tránh những khoản phí không mong muốn sẽ phải trả.
Với mô hình tiệm bánh nhỏ, bạn cần chú ý đến chất lượng và hương vị bánh để thực đơn dễ dàng thu hút khách. Bạn có thể lựa chọn từ 3-5 loại bánh thông dụng, dễ sử dụng giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
Tiệm bánh gato – bánh sinh nhật
Khi mở tiệm bánh về đầu tư chính các thiết bị cần thiết, đó là: máy bảo ôn, máy trộn, lò nướng và các vật liệu trang trí khác.
Nhà cung cấp nguyên liệu làm bánh nổi tiếng là sự lựa chọn phù hợp cho bạn. Không chỉ giúp bạn nâng cao chất lượng bánh. Ngoài ra nếu hợp tác lâu dài thì họ sẽ có mức chiết khấu tương đối và giảm giá thích hợp để giúp bạn tối ưu chi phí kinh doanh.
Mô hình càng đơn giản thì càng cạnh tranh cao. Vì vậy, bạn luôn tạo ra điều gì đó mới mẻ thông qua hình dạng bánh sáng tạo, cốt bánh chất lượng và nhiều loại nhân đa dạng. Ở mô hình này, đây sẽ là những yếu tố quyết định đến doanh thu và lợi nhuận cho bạn.
Kinh doanh bánh ngọt online
Một lợi thế đơn giản của hình thức kinh doanh này là bạn không phải trả bất kỳ khoản phí nào cho mặt bằng. Thay vào đó, bạn cần đầu tư tốt cho căn bếp của mình để cho ra đời những sản phẩm chất lượng nhất. Bên cạnh đó, nhân viên và giá bánh cũng rẻ hơn nhiều so với cửa hàng bình thường. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể phục vụ một số lượng khách hàng hạn chế với quy mô nhỏ.
Xem thêm: Các bước thiết lập dự án đầu tư shop thời trang
Bài viết trên là những chia sẻ về công việc đầu tư và những bước thực hiện kế hoạch kinh doanh một tiệm bánh ngọt. Hy vọng những nội dung trên sẽ đem đến kiến thức bổ ích giúp bạn thực hiện được đam mê của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến đầu tư tài chính hay kinh doanh hãy để lại thông tin phía dưới bài viết này nhé.