Quy tắc phần trăm 50 30 20 trong quản lý tiền bạc

Quy tắc quản lý tiền bạc 50 30 20

Bạn đang loay hoay tìm kiếm một phương pháp để quản lý tài chính cá nhân của mình một cách dễ dàng, tuy nhiên vấn đề nghiêm túc trong chi tiêu tiền bạc đối với một số người là điều không dễ chút nào bởi họ không có kế hoạch thực hiện chỉn chu trong việc quản lý chi tiêu. Để giải quyết vấn đề quản lý chi tiêu trong cuộc sống, với phương thức phần trăm 50 30 20 đơn giản dưới đây tôi sẽ đưa ra phương thức thực hiện phương pháp này, hãy cùng tôi tìm hiểu xem phương pháp này hoạt động như thế nào nhé.

Quy tắc 50 30 20 là gì? 

Quy tắc xây dựng ngân sách phần trăm 50 30 20
Quy tắc xây dựng ngân sách phần trăm 50 30 20

Vấn đề tài chính luôn quan trọng đối mỗi người chúng ta, kể cả với người giàu hay những người có mức thu nhập thấp. Nghiêm túc thực hiện quản lý tài chính cá nhân sẽ giúp bạn tự do với nguồn tiền của mình không bị vấn đề tiền bạc làm gánh nặng trong cuộc sống. Nhiều người gặp vấn đề về quản lý tài chính, họ luôn loay hoay sử dụng đồng tiền mình kiếm được và tích góp từng chút nhưng không hiệu quả.

Nếu bạn bắt đầu tìm kiếm giải pháp để quản chi tiêu, thì nguyên tắc tài chính 50 30 20 sẽ là công thức cho khởi đầu thuận lợi. Nguyên tắc 50 30 20 là việc sẽ phân chia thu nhập của bạn thành 3 nhóm chính, với tỷ lệ 50% – 30% – 20%. Các nhóm được chia dựa trên nhu cầu cơ bản, thực tế mà bất cứ ai cũng gặp trong vấn đề quản lý sử dụng tiền. Cụ thể 3 nhóm đó là: Nhóm chi tiêu cần thiết, nhóm chi tiêu cho cá nhân, nhóm mục tiêu tài chính bản thân.

Nguồn gốc ra đời của phương pháp? 

Nguồn gốc ra đời của phương pháp

Nguyên tắc 50 30 20 được đề cập trong cuốn sách “All your worth: The ultimate lifetime money plan” do Thượng nghị sĩ  Elizabeth Warren viết (Bà là người nằm trong Top 100 người có sức ảnh hưởng nhất năm 2017 – Do tạp chí Times bình chọn). 50 30 20 là nguyên tắc quản lý tài chính đơn giản, dễ hiểu nhất và dễ thực hiện mà bất cứ ai cũng có thể làm được chỉ cần nghiêm túc thực hiện bạn sẽ nhận được kết quả tài chính đáng kinh ngạc. 

Phương pháp quản lý tài chính 50 30 20 phù hợp với ai?

Quy tắc quản lý tiền bạc
Quy tắc quản lý tiền bạc

Quy tắc quản lý tiền theo phần trăm này vốn để cho những ai mong muốn xây dựng kế hoạch chi tiêu cho bản thân. Quy tắc 50 30 20 được thực hiện đơn giản, dễ hiểu, nên bất cứ ai cũng có thể lên kế hoạch chi tiêu tiền hợp lý với 3 nhóm quan trọng. 

Quy tắc được thiết kế dựa trên nhu cầu cuộc sống hiện đại ngày nay nên phù hợp với tất cả mọi người, và linh hoạt áp dụng đối với từng đối tượng. Theo như mức thu nhập của mỗi người để ổn định mức sống, nhu cầu cá nhân, và cả nguyện vọng đầu tư tích lũy tài chính.

Với những ai chưa biết lên kế hoạch chi tiêu cho bản thân, hay là đã có kế hoạch với những phương pháp ghi chép “cồng kềnh” thì áp dụng phương pháp phần trăm 50 30 20 này sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong việc quản lý chi tiêu, tối ưu nguồn thu nhập nhất mà lại không phức tạp. 

Cách thức thực hiện phương pháp 

50% thu nhập cho chi tiêu cần thiết 

Cân bằng chi tiêu hàng ngày
Cân bằng chi tiêu hàng ngày

50% cho việc chi tiêu cần thiết trong đời sống hàng ngày đó là những chi phí mà bạn nhất định “phải chi” dù bạn là ai đi chăng nữa sinh viên hay là những người đã đi làm thì chi phí này sẽ phục vụ cho các vấn đề ví dụ như: tiền điện, nước, ăn uống hàng ngày, thuê nhà, di chuyển,…

Nên đặt ra hạn mức nhất định và không nên dùng quá 50% thu nhập của bạn để dùng cho việc này. Thế nhưng giả sử nguồn thu nhập của bạn không đủ để chi trả và thực hiện đúng quy tắc này thì bạn hãy nên giảm bớt chi tiêu của mình, chẳng hạn như di chuyển có thể sử dụng các phương tiện công cộng để giảm chi phí xăng xe, hàng ngày nên nấu ăn tại nhà rồi mang đi làm… Tùy từng trường hợp mà nên cắt giảm bớt nguồn chi của mình, nếu cần thiết lắm có thể cắt giảm bớt 2 khoản còn lại để bù vào chi phí cần thiết.

30% thu nhập cho chi tiêu cá nhân

Chi tiêu cho mục đích hưởng thụ của bản thân
Chi tiêu cho mục đích hưởng thụ của bản thân

Phần tiền lương này chính là yếu tố có thể tạo ra sự khác biệt lớn nhất trong ngân sách của bạn – những chi phí dành cho sở thích của bản thân. Đây là khoản mục có thể linh hoạt trong cuộc sống, và là nhu cầu cần thiết không thể bỏ qua đó là để đáp ứng cho bản thân như du lịch, mua sắm, vui chơi, hay là học thêm ngoại khóa… Đôi khi sau những chuỗi ngày làm việc mệt mỏi chúng ta cần phải nghỉ ngơi thực hiện những hoạt động vui chơi để giải tỏa căng thẳng vậy mới có tinh thần tốt để làm việc. 

Những chi phí phục vụ cuộc sống cá nhân cũng giống như nhóm chi tiêu cần thiết, 30% là tỷ lệ tối đa bạn nên dành cho cuộc sống cá nhân, chính vì hiểu được nhu cầu vui chơi của con người là rất lớn nên mới để con số 30% để có thể dư giả hơn. Tuy nhiên nếu chi phí nhóm này càng ít thì tài chính sau này của bạn sẽ được đảm bảo khi bạn về hưu. 

20% thu nhập cho mục tiêu tài chính

Đây là phần thu nhập còn lại dùng để đầu tư tích trữ, xây dựng cho bản thân quỹ dự phòng trong tương lai. 

Tiết kiệm là việc làm cần thiết đối với mỗi người bất kể là ai đi chăng nữa cũng cần phải xây dựng cho mình một khoản tiết kiệm để đảm bảo cho tương lai. Tuy nhiên bạn cũng có thể dùng phần tiền này để đem đi đầu tư kiếm lời theo một hình thức nào đó. 

Nếu như bạn đạt được mục tiêu 50% hoặc ít hơn và phần mục tiêu tài chính lớn hơn thì tương lai khi về hưu bạn sẽ nhàn hơn rất nhiều, hãy bắt đầu ngay cho mình kế hoạch quản lý chi tiêu càng sớm càng tốt để khi về già bạn sẽ không phải lo lắng nhiều về vấn đề tiền bạc. Hãy áp dụng phương thức này hàng tháng để thu nhận được kết quả mong muốn, chúc các bạn thành công!

Bài viết được thực hiện bởi Thoidaidautu.vn 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *